Du Lịch Phú Quốc

Làng Đá Non Nước – nơi giao thoa của những nền văn hóa

Làng Đá Non Nước – nơi giao thoa của những nền văn hóa

https://www.google.com.vn/url?q=http://kitetravel.vn/tour/tour-ghep-ngu-hanh-son-hoi-an-1-ngay/
Non Nước – Làng Đá Cổ Dưới Chân Núi Ngũ Hành Sơn

Trải qua hơn 400 năm hình thành, làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, http://kitetravel.vn/blog/lang-da-non-nuoc-ngu-hanh-son không chỉ thu hút khách du lịch Đà Nẵng trong và ngoài nước mà còn là nơi gìn giữ bản sắc truyền thống của một vùng miền lâu đời. Thiên nhiên vô cùng ưu đãi khi ban tặng nơi đây cảnh sắc non nước hữu tình và cả nguồn núi đá vôi dồi dào của Ngũ Hành Sơn để thông qua bàn tay tài hoa của con người tạo nên những bức điêu khắc chạm tới cảnh giới nghệ thuật đầy ma mị.

Làng Đá Mỹ Nghệ Non Nước nằm ngay dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Tương truyền, làng nghề được hình thành vào cuối thế kỷ XVII, do nghệ nhân người Thanh Hóa, ông Huỳnh Bá Quát – vị cao tổ nhiều đời của quan Đô ngự sử Huỳnh Bá Chánh, Tán tương quân vụ Nghĩa hội Quảng Nam sáng lập.

Huỳnh Bá Quát là người có nhiều hiểu biết và am hiểu truyền thống do tổ tiên truyền lại, chính vì thế khi rời quê hương vào khu vực núi Ngũ Hành Sơn định cư, ông đã nhận thấy núi đá cẩm thạch và bắt đầu đục đẽo thành các vật phẩm thường ngày như cối xay, chày giã,… phục vụ đời sống hằng ngày cho dân cư trong vùng. Lâu dần, ông mở rộng nghiệp làng cho cả những người xung quanh trong lúc nông nhàn để kiếm thêm thu nhập. Và cho đến ngày nay, Làng nghề đá Non Nước đã vang danh ra khỏi địa phận quốc gia để đến với cộng đồng quốc tế.

Điểm du lịch nổi bật:

Trung tâm Làng Đá Mỹ Nghệ Non Nước là danh thắng núi Ngũ Hành Sơn, các ngọn núi và bên trong bị nước mưa và khí hậu tác động xói mòn tạo ra những hang động và hình thù kỳ thú. Đặc biệt, đá cẩm thạch tại đây có màu ngũ sắc, phân chia theo từng núi: đá ở Thủy Sơn thường có màu hồng, ở Mộc Sơn thường có màu trắng, ở Hỏa Sơn thường có màu đỏ, ở Kim Sơn thường có màu thủy mặc và ở Thổ Sơn thường có màu nâu. Quanh Ngũ Hành Sơn, về phía đông có biển Đông với bãi cát mịn trắng chạy dọc ven biển; ở phía tây và nam là sông Cổ Cò chảy qua hòa vào nhánh sông Cẩm Lệ. Ở thế kỷ 17-18, nhánh sông này là đường thủy thông thương huyết mạch giữa Đà Nẵng với Hội An, về sau bị bồi lấp.

Các loại thảo mộc quý có ở đây, là: Thiên tuế, Thạch trường sanh, Cung-nhân-thảo (Amaryllis) lài trắng, Cảnh-thiên (Crassule), Mộc tê, Chương não, Thử lý (M. Vyridiflora, có tinh dầu dùng để trét ghe thuyền), Tứ quý… Về hoa rừng có nhiều loại phong lan. Về động vật có loài khỉ Dộc hiền, và các loại dơi, chim hải yến, v.v…

Ngoài các dấu ấn văn hoá lịch sử còn in đậm trong các hang động, và trên mỗi công trình chùa, tháp đầu ở các thế kỷ trước, như mộ mẹ tướng quân Trần Quang Diệu, đền thờ công chúa Ngọc Lan (em gái vua Minh Mạng), bút tích sắc phong quốc tự còn lưu giữ tại chùa Tam Thai của triều Nguyễn, v.v;…ở đây còn có các di tích lịch sử đấu tranh của nhân dân Việt như Địa đạo núi đá Chồng, hang Bà Tho, núi Kim Sơn, hang Âm Phủ, v.v….

Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ ở Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Dưới chân ngọn Thủy Sơn là các cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ phát triển từ các làng nghề có tuổi đời trên 400 năm. Từ các loại đá cẩm thạch có ở Ngũ Hành Sơn, người thợ đã chế tác các tác phẩm tinh xảo.

Thời gian gần đây, tour hoi an ngu hanh son để bảo vệ di tích và cảnh quan khu danh thắng, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã ra lệnh cấm khai thác đá trên núi. Không thể để làng nghề mai một, những cơ sở lâu đời, các nghệ nhân có tâm huyết với nghề và các cơ sở buôn đá ra đời đã tìm các mỏ đá, nguồn đá tốt để có thể điêu khắc các mẫu tượng từ các nơi.

Hiện nay, Nguồn đá cung cấp để cho các cơ sở điều khắc đá mỹ nghệ ở Non nước, Đà Nẵng làm các tượng điêu khắc có nhiều loại phong phú từ đá Marble (cẩm thạch) xanh, trắng, cà rốt vàng, đỏ, đá Granite, đá ngọc nhập khẩu như: Đá trắng từ Nghệ An; Đá Granite, Marble (cẩm thạch) ở Yên Bái; Đá Marble (cẩm thạch) nhiều màu sắc (cà rốt) ở Thanh Hoá; Đá vân gỗ, đá hường, đá đỏ hoa, đá firo ở Hà Tây; Đá cẩm đen ở Ninh Bình; Đá sa thạch ở Quảng Nam… Các loại đá ngọc onyx được nhập từ Pakistan và nhiều nước khác; Đá thạch anh nhập từ nước ngoài và các mỏ đá ở Việt Nam như Đăk Lăk, Lâm Đồng,…

http://danangkitetravel.com/du-lich-da-nang-2/tham-lang-nghe-da-non-nuoc-noi-tieng-cua-da-nang

Rate this post
Exit mobile version