Du Lịch Phú Quốc

Núi Non Nước Điểm du lịch tâm linh ở Đà Nẵng

Núi Non Nước Điểm du lịch tâm linh ở Đà Nẵng

Bí mật Ngũ Hành Sơn

Các bạn đã từng đến du lịch Đà nẵng và tham quan Ngũ Hành Sơn. Vậy có khi nào bạn hỏi Núi Ngũ Hành Sơn có bì mật gì không? hay tên gọi Ngũ Hành Sơn từ đâu?, các tên gọi khác của Núi Ngũ Hành Sơn?. Qua bài viết này sẽ giải đáp tất cả thắc mắc các câu hỏi trên cho bạn!

Các bạn đã từng đến du lịch Đà nẵng và tham quan Núi Ngũ Hành Sơn. Vậy có khi nào bạn hỏi Núi Ngũ Hành Sơn có bì mật gì không? hay tên gọi Núi Non Nước từ đâu?, các tên gọi khác của Ngũ Hành Sơn?. Qua bài viết này sẽ giải đáp tất cả thắc mắc các câu hỏi trên cho bạn!

Ngũ Hành Sơn có từ đâu?

Núi Ngũ Hành Sơn là một cụm đá thấp gồm năm ngọn núi nằm trên một dải cát ven biển thuộc xã Hoà Hải, huyện Hoà Vang, nay là quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Núi nằm cách trung tâm thành phố khoảng 7km về phía Đông Nam.

Núi Ngũ Hành Sơn là một vùng đất cổ, có bề dày lịch sử và văn hóa in đậm dấu tích của người tiền sử sinh sống và phát triển liên tục từ văn hóa Sa Huỳnh đến văn hóa Chăm Pa. Đây cũng là nơi sinh tụ của người Chăm Pa từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ IX.

Theo tài liệu địa chất thì Ngũ Hành Sơn vốn là những hòn đảo trên biển Đông, gió và nước đã xâm thực tạo thành những hang động, do quá trình biển lùi, nhóm đảo nầy được nối liền với lục địa và trở thành 5 ngọn núi như ngày nay. kinh nghiệm đi ngũ hành sơn Tên gọi ban đầu của cụm ngọn núi này là Núi Ngũ Hành Sơn. Người phương Tây đến Đà Nẵng thường gọi tên núi là “Monlange de Marbre” tức là núi cẩm thạch.

Ngoài tên dân gian gọi là Núi Ngũ Hành Sơn, người đời còn gọi khác như: Ngũ Uẩn Sơn, Ngũ Chỉ Sơn, Núi Tam Thai.

Truyền kì các tên gọi của Núi Ngũ Hành Sơn?

Trong quyển Giáp Ngọ bình Nam đồ do Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng lập năm 1594, sau khi được vua Lê Thế Tông cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa, vẽ đường đi từ Chiêm Thành đến biên giới Chân Lạp, có ghi địa danh là “Non Nước Sơn”.

Quyển Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá Công Đạo (tự Đạo Phủ, quê Nghệ An) soạn vào năm Bính Dần (1686), vẽ đường đi từ Thăng Long đến Chiêm Thành, có ghi địa danh là “Non Nước Sơn tam đỉnh” bằng chữ Nôm.

Lê Quang Định trong Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (1806) có chép: “Phía đông bến đò xã Hoàn Ký Đông có Núi Non Nước, năm tòa núi chia làm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ gọi là Núi Ngũ Hành Sơn”. Đây cũng là ghi chép sớm nhất về tên gọi Núi Ngũ Hành Sơn được tìm thấy cho đến ngày nay.

Một truyền thuyết khác lại cho rằng, tháng 4 (âm lịch) năm 1825, vua Minh Mạng đến chơi Núi Ngũ Hành Sơn lần đầu. Tuy nhiên, mãi đến năm Minh Mạng thứ 18 (1837), tên của các ngọn núi ấy mới được nhà vua tái xác nhận bằng một văn bản hành chính.

Sách Đại Nam dư địa chí ước biên có từ thời Nguyễn chép: “Núi Non Nước ở huyện Diên Phước…Tục gọi là hòn Non Nước. Năm Minh Mạng thứ 18 (1837) có sắc chỉ, ban cho ngọn núi phía đông bắc (núi Tam Thai) là Thủy Sơn. Ba ngọn núi phía tây nam là núi Mộc Sơn, núi Dương Hỏa, núi Âm Hỏa. Hai ngọn phía tây là Thổ Sơn, Kim Sơn, (cho) khắc tên núi lên đá”…

Theo một số người, tên Núi Ngũ Hành Sơn không những mang tính hoa mỹ hơn, mà người đặt ra nó đã dựa vào thế đất, thế núi và có kết hợp các yếu tố cơ bản của thuyết âm dương-ngũ hành. Tuy nhiên, ở cuối thế kỷ 19, một nhà nghiên cứu người Pháp là Albert Sallet, thì lại dựa vào chất liệu của núi đá để đặt tên cho thắng cảnh là “Les montagnes de marbre” (Những ngọn núi đá cẩm thạch).

6 ngọn núi thiêng sừng sững giữa đất trời và biển cả

Nhiều người lầm tưởng rằng cụm Ngũ Hành Sơn chỉ có 5 ngọn núi. Khu danh thắng Núi Ngũ Hành Sơn kì thực có đến 6 ngọn núi. Mỗi ngọn đều có một “danh xưng” riêng.

Ở phía Bắc, ngọn núi có hình quả chuông nằm úp sấp gọi là: Kim Sơn.

Ở phía Đông Nam, gần biển là hòn Mộc Sơn, hay còn có tên gọi khác là núi Mồng Gà (mào gà) bởi dáng núi giống với chiếc mào của gà trống.

Ở phía Đông Bắc là hòn Thủy Sơn. Đây là ngọn núi lớn và cao nhất được ví như là “trung tâm” của Núi Ngũ Hành Sơn. Núi có 3 đỉnh, nằm ở 3 tầng nên còn có tên gọi khác là núi Tam Thai (Thượng Thai, Trung Thai, Hạ Thai). Trong đó ngọn Thượng Thai là cao nhất. Nếu gọi Thủy Sơn là “trung tâm” của Ngũ Hành Sơn, thì Thượng Thai là “trung tâm” của Thủy Sơn

Hòn núi kép nằm ở phía Tây Nam có tên gọi là Hỏa Sơn. Đây là hòn núi có hai ngọn “Âm – Dương” được gắn kết với nhau bằng một đường đá thiên tạo nhô cao trên mặt đất. Âm Hỏa Sơn nằm ở phía đông, từ đây có thể đi đến hai ngọn núi trong quần thể “Ngũ Hành” là Kim Sơn và Thổ Sơn, ngọn này còn có tên gọi khác là Phổ Đà Sơn. Dương Hỏa Sơn, dân bản xứ gọi là núi Ông Chài, trên ngọn núi này có ngôi chùa cổ là Linh Sơn Tự và động Huyền Vi.

Chính giữa cụm núi là hòn Thổ Sơn. Đây là ngọn núi đất, thấp nhất nhưng cũng dài nhất, trông như con rồng nằm dài trên bãi cát. tour đi ngũ hành sơn và hội an Núi có hai tầng lô nhô những khối đá trên đỉnh và nhất là ở sườn phía đông. Sườn phía Bắc dốc hơn, có những vách đá dựng đứng, hẹp và thấp. Cây cỏ thưa thớt do bị phá hoại nhiều.

Theo truyền thuyết Thổ sơn là nơi linh địa, và từ thuở xa xưa, người Chăm đã chọn nơi đây làm đồn trú. Hiện nơi đây còn lưu lại dấu tích của một kiến trúc Chăm.

Ngũ Hành Sơn – thiên địa vi kì

Theo các nhà nghiên cứu, quần thể Núi Ngũ Hành Sơn được tạo hóa sắp đặt hết sức độc đáo, tương ứng theo âm dương, ngũ hành của trời đất và phương vị của bát quái: Hòn phía bắc tượng trưng hành thủy gọi là Thủy Sơn (bắc – thủy); hòn phía nam ứng với hành hỏa gọi là Hỏa Sơn (nam – hỏa); hòn phía tây thuộc hành kim gọ là Kim Sơn (tây – kim); hòn phía đông hành mộc gọi là Mộc Sơn (đông – mộc) và hòn chính giữa là hòn thổ gọi là Thổ Sơn.

Theo các nhà nghiên cứu phong thủy, Núi Non Nước chính là điểm trung hòa, hội tụ Âm dương Ngũ hành đặt trong tổng thể của đất nước. Nếu như phía bắc có dãy núi Tam Đảo (thuộc miền Bắc Việt Nam) nổi tiếng, ở phía nam có Thất Sơn (thuộc miền Nam Việt Nam) thì miền Trung có Núi Ngũ Hành Sơn. Phải chăng Ngũ Hành Sơn là điểm trung hòa giữa Tam Đảo (ba ngọn núi) và Thất Sơn (bảy ngọn núi). Kỳ lạ hơn nơi đây còn có Âm Dương – Ngũ hành (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ) như một thông điệp minh chứng về tính chất hội tụ linh khí của cả thiên địa bốn phương tám hướng.

kitetravel Kite Travel chuyên cung cấp dịch vụ Du lịch Tự Túc giá rẻ trên toàn thế giới. Kite Travel hỗ trợ tư vấn miễn phí cho mọi hành trình du lịch tự túc. Đừng ngại ngần liên hệ với Kite Travel để có những trải nghiệm đáng nhớ Tư vấn 24/7 (zalo/viber) 0389998081 – (đi Nước Ngoài) 0914646313 – (đi Trong nước) 0368712937 – (hỗ trợ chung) Hoặc gửi email về địa chỉ info@dulichcanhdieu.com.vn

http://danangkitetravel.com/du-lich-da-nang-2/cam-nang-du-lich-nui-non-nuoc-ma-ban-khong-the-bo-qua-khi-den-da-nang

Rate this post
Exit mobile version